Thủ tướng đánh giá cao sự hỗ trợ,ếthàngtỉUSDchocácdựánthếhệmớicủaViệ11met hợp tác của WB dành cho Việt Nam trong thời gian qua. Đặc biệt là về tư vấn chính sách, cung cấp tài chính, triển khai nhiều dự án hiệu quả, đóng góp tích cực cho quá trình phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.
Chủ tịch WB chúc mừng những kết quả hết sức tích cực về phát triển kinh tế của Việt Nam thời gian qua và đánh giá cao sự điều hành hiệu quả của Chính phủ để đạt được những kết quả này. WB tiếp tục coi Việt Nam là đối tác quan trọng và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam.
Để nâng cao hiệu quả hợp tác trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch WB thống nhất đẩy nhanh tiến độ các dự án hiện có, đồng thời thúc đẩy các dự án chiến lược quy mô lớn, có tác động lan tỏa.
Theo đó, một số dự án thế hệ mới tiềm năng trong khuôn khổ khoản vay 5 - 7 tỉ USD của WB cho Việt Nam trong 3 năm tới, gồm: dự án thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam (REACH), dự án trồng 1 triệu ha lúa năng suất cao, phát thải thấp; dự án đường sắt Hà Nội - Hoà Lạc, đầu tư cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long và các dự án chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.…
Đồng thời, trong quá trình WB đang tái cơ cấu hiện diện trên toàn cầu, người đứng đầu Chính phủ cũng đề nghị WB thành lập một trung tâm khu vực, đặt văn phòng tại Việt Nam. Chính phủ sẽ tạo điều kiện tốt nhất để văn phòng này vận hành các dự án tại Việt Nam và các nước trong khu vực.
Đánh giá cao ý tưởng này, Chủ tịch WB khẳng định sẽ nghiên cứu nghiêm túc về việc thiết lập một trung tâm khu vực, đồng thời đánh giá cao nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong chuyển đổi xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, nhất là việc triển khai dự án trồng 1 triệu ha lúa năng suất cao, ít phát thải.
Đây là dự án hình mẫu về nông nghiệp xanh của WB trên thế giới, giúp giảm khí thải methane cũng như có thể mang lại lợi ích tài chính rõ rệt cho người dân thông qua cơ chế tín chỉ carbon.
Chủ tịch WB cũng đề xuất Việt Nam nghiên cứu tham gia thị trường tín chỉ carbon toàn cầu và khẳng định sẵn sàng đồng hành và ủng hộ Việt Nam trong quá trình này, cũng như trong việc thực hiện các cam kết và mục tiêu khí hậu nói chung.
Tại cuộc gặp với Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống với Thụy Điển - một trong những đối tác ưu tiên của Việt Nam tại châu Âu.
Đồng thời, đề nghị hai bên thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là đoàn cấp cao, nhất là trong năm 2024, khi hai nước kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, tạo cơ sở củng cố và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác song phương, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm phát triển đất nước.
Thủ tướng nhấn mạnh, hai nước còn rất nhiều tiềm năng, dư địa hợp tác cần phát huy để bổ trợ lẫn nhau, cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, giáo dục đào tạo, mở rộng visa du lịch để thuận lợi hóa giao lưu nhân dân.
Thủ tướng cũng mong muốn Thụy Điển chia sẻ kinh nghiệm thành công với Việt Nam trong lĩnh vực phát triển văn hóa, con người, an sinh xã hội.